Tưởng nhớ Phan_Văn_Trị

Tấm bia mộ khi xưa đặt trước nấm mộ đất của Phan Văn Trị.

Đức độ và tài năng của Phan Văn Trị đã làm cho nhiều người cảm phục. Trong số đó có cai tổng Định Bảo tên là Lê Quang Chiểu[8] xem ông như một bậc thầy, nên đã giới thiệu người em gái con cô con cậu là Đinh Thị Thanh[9](183526 tháng 6 năm 1911) kết duyên cùng ông Trị.

Ông Chiểu cũng cho người dựng một mái nhà tranh lá cho Phan Văn Trị nương náu và khi ông Trị mất đã được chôn trên phần đất của vị cai tổng này.

Ngày trước, mộ Phan Văn Trị chỉ là một nấm mồ bằng đất giản dị[10]. Năm 2005, chính quyền cùng nhân dân đã cho xây dựng đền thờ, trùng tu phần mộ Phan Văn Trị và cải táng mộ vợ ông ở gần đó về nằm cận kề, trong khu đất rộng, phía trước là con lộ trải nhựa rộng khoảng 5 m và con rạch Cái Tắc, thuộc ấp Nhơn Lộc I, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ thành một nơi khang trang, rộng rãi và đẹp đẽ[11]; hàng năm đều có tổ chức lễ giỗ trọng thể.

Trước 1975, vì là vùng chịu nhiều bom đạn, nên cơ ngơi bằng gạch bề thế của ông Chiểu cũng đã đổ nát hết, và căn nhà tre lá của cử nhân Trị cũng không còn sót lại bất cứ vật dụng gì. Tại xã Thạnh Phú Đông, quê hương Phan Văn Trị, đầu năm 1998, chính quyền huyện Giồng Trôm (tỉnh Bến Tre) cũng đã cho xây dựng nhà tưởng niệm Phan Văn Trị. Công trình đã hoàn thành vào dịp kỷ niệm 89 năm ngày mất của ông (22 tháng 6 năm 1999).

Hiện nay, nhiều trường học, đường phố ở nhiều nơi mang tên Phan Văn Trị.